Bạn hiểu công tắc áp suất là gì ?
Ngày đăng: 28/10/2024
Bạn hiểu công tắc áp suất là gì ? Công tắc áp suất gió và công tắc chênh áp gió đều có tính năng tương tự như một công tắc đèn có trong phòng ngủ của bạn: khi bật công tắc thì tiếp điểm đóng, mạch kín và cho phép dòng điện chạy qua, đèn bật. Ngược lại tắt công tắt thì tiếp điểm hở dẫn đến mạch hở. Đối với công tắc gió thay vì đóng cắt bằng thì thiết bị đóng cắt bằng sự thay đổi áp suất trong ống gió. Những loại công tắc gió này thường được sử dụng để tắt mở motor, quạt, damperm, louver, còi báo,…
Công tắc áp suất được thiết kế theo nhiều kiểu dáng và đặc thù khác nhau nhằm để phù hợp hơn với ứng dụng trong nhà máy và thương mại. Tùy thuộc vào dung dịch, áp suất, nhiệt độ và khoảng đo mà các yếu tố đo có thể thấp hơn. Thành phần cấu tạo của cảm biến cũng đa dạng, như gốm, kim loại hoặc chất đàn hồi.
Khi áp suất không khí hoặc khí gas tăng hoặc giảm trên cả hai đầu cảm biến, màng ngăn trong cảm biến bị đẩy sang bên có áp suất thấp hơn khiến cho lò xo và bộ phận cơ liên kết với nhau, sau đó lò xo sẽ đống công tắc và đảo trạng thái của tiếp điểm. Công tắc được thiết kế có thể đóng cả khi áp suất tăng hay giảm. Màng ngăn có thể điều chỉnh bằng lò xo hiệu chỉnh, lo xo này đóng vai trò điều chỉnh mức chênh áp sẽ tác động lên công tắc. Áp suất tác động lên thiết bị có thể sẽ khác nhau giữa hai cực của cảm biến; một đầu âm và một môi trường tĩnh, hai đầu dương nhưng có áp suất khác nhau, hoặc một đầu dương một đầu âm.
Công tắc bên trong cảm biến có thể là loại thường đóng hoặc là thường mở. Khi không có tác động áp suất thì những công tắc này sẽ ở trạng thái bình thường. Khi có tác động của áp suất, tùy thuộc vào loại công tắc mà sẽ đảo trạng thái, đối với thương đóng thì sẽ mở và đối với thưởng mở thì sẽ đóng. Cả công tắc gió va công tắc chênh áp đêu có hai dạng (SPDT) một cực hai tiếp điểm hoặc hai cực hai tiếp điểm (DPDT).
Những ứng dụng nào sử dụng công tắc chênh áp ?
-
Cảm biến chênh áp có thể sử dụng để báo lỗi quạt cấp hoặc quạt gió hồi, hay có thể sử dụng để báo lỗi lọc dơ trong hệ thống AHU.
-
Là một công tắc báo trạng thái cho quạt, phía áp suất thấp sẽ được đưa vào phía đầu vào của động cơ quạt và phía áp suất cao sẽ được đưa vào phía đầu ra của quạt.
-
Công tắc chênh áp còn có thể kết hợp với hệ thống điều khiển damper chống cháy, quan sát hệ thống thông gió, bảo vệ quạt quá nhiệt, hệ thống khói thải…
Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn cảm biến chênh áp
Kích thước đường ống – Kích thước đường ống ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy của thiết bị, đồng thời ảnh hưởng đến dãy đo của thiết bị. Cảm biến có kích thước màng ngăn lớn hơn sẽ nhạy hơn và dễ dàng thay đổi áp suất hơn trong môi trường áp suất thấp. Màng lớn hơn đồng nghĩa tăng kích thước và giảm tỉ lệ dãy chết.
Dwyer cung cấp nhiều mẫu thiết bị áp suất khác nhau dựa trên kích thước và độ day của màng ngăn. Dòng sản phẩm A3000 và 43000 (trong dòng sản phẩm đồng hồ/công tắc chênh áp) có đa dạng về dãy đo áp suất và dãy chết để tương thích với các kích thước và độ dày màng ngăn khác nhau. Ngoài ra những sản phẩm của Dwyer còn đa dạng về thành phần cấu tạo để tương thích với các loại khí gas khác nhau. Đồng hồ Mini-Photohelic® Differential Pressure Switch/Gage thuộc dòng MP, có màn ngăn nhỏ hơn có thể đo áp suất nước lên đến 20 inches. Những dòng sản phẩm trên đều có tích hợp mặt đồng hồ kim hiển thị mức áp suất.
Lựa chọn dãy đo – Khi lựa chọn công tắc chênh áp sẽ có rất nhiều lựa chọn, để đạt được hiệu năng tối đa của thiết bị tốt nhất nên chọn dãy đo có bao gồm set point (mức áp suất để đóng công tắc), đáng chủ ý hơn là lựa chọn để set point có thể nằm ngay giữa tổng dãy đo.
Set point – Dwyer cũng cấp cả hai mẫu sản phẩm tương thích trong những ứng dụng có kèm thông số của setpoint hoặc là số lượng OEM, cài đặt tại nhà máy. Dòng A3000, MP, ADPS, EDPS, và 1630 đều có thể thay đổi setpoint mọi nơi kèm theo số hiển thị để dễ dàng lắp đặt và điêu chỉnh.
Trong trường hợp thiết bị cần phải tái khởi động để có thể nhả tín hiệu, hoặc bộ phận kỹ thuật phải ghi lại điểm cao nhất và tấp nhất của cảm biến, thì dòng Photohelic® Switch/Gage, 3000MR và dòng A3000 là lựa chọn thích hợp. Series 1640 thích hợp với ứng dụng yêu cầu setpoint có hiển thị và chế độ bổng của công tắc.Nếu cần hai giá trị setpoint hay hai công tắc độc lập thì Series 1627 hoặc 1831 là lựa chọn phù hợp nhất.
Dãy chết – Với những ứng dụng OEM, yêu câu công tắc cân có dãy chết lớn. Những dòng sản phẩm như Photohelic® Pressure Switch/Gage, A3000, có dãy chết rất lớn cùng với đồng hồ kim hiển thị. Dòng ADPS, EDPS và BDPA đêu có núm điêu chỉnh để điều chỉnh setpoint.
Mức áp suất chịu đựng tối đa – Đa phần các màn ngăn đều có mức chịu đựng tối đa là 10 psi, nhưng dòng H3 của dwyer có thể chịu đựng lên đến 1500 psi.
Môi trường – Rất nhiều công tắc áp suất và công tắc chênh áp đều có lựa chọn vỏ bộc chống cháy, kháng bụi và nước.
Lắp đặt – Lựa chọn vị trí lắp đặt ổn định, tránh xa khỏi dầu và nước, nhiệt độ môi trường khoảng 22 độ. Khi nhiệt độ cao hơn, cuộn ống đồng hoặc nhôm thường sẽ tản nhiệt nhiêu hơn.
Xem qua thông số sản phẩm để biết thêm về khả năng kháng nước, chống cháy nổ, công tắc theo môi trường. Theo mặc định, công tắc chênh áp phải được treo thẳng đứng, hứng và chiều lắp đặt của thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màng ngăn, dẫn đến sai số thiết bị.
Tất cả thiết bị của Dwyer đều được hiệu chuẩn và thử nghiệm trong môi trương nhiệt độ 21°C (70°F) , nhưng phạm vi nhiệt độ môi trường làm việc có thể giao động từ 0 đến 54°C (32 đến 130°F). Với nguồn điện thấp hơn thì cận trên của nhiệt độ cũng có thể tăng thêm. Hãy truy cập vào trang sản phẩm của chúng tôi để biết thêm chi tiết thêm thông tin.